- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Biến chứng thần kinh là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh đái tháo đường
4 cách ngăn ngừa biến chứng thần kinh ngoại vi đái tháo đường
Biến chứng thần kinh do đái tháo đường và cách phòng ngừa
Điều trị biến chứng thần kinh ngoại biên do đái tháo đường
7 điều cần biết về biến chứng thần kinh đái tháo đường
Nguyên nhân gây biến chứng thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường
Những tổn thương vi thể trên dây thần kinh và mạch máu nuôi dây thần kinh là yếu tố chủ chốt gây ra loại biến chứng đái tháo đường này.
Cơ chế tổn thương thần kinh ở các bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) chưa được rõ hoàn toàn, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, tình trạng đường máu cao kéo dài gây tổn thương (tắc, hẹp) các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh, mặt khác đường máu cao còn sinh ra các sản phẩm chuyển hóa gây độc cho dây thần kinh. Hậu quả là các dây thần kinh bị thoái hóa, tốc độ dẫn truyền các tín hiệu bị chậm lại, có khi mất hẳn. Hầu hết những tổn thương này có tính chất thoái hóa vĩnh viễn, và khi có trên 50% tổn thương thì khả năng phục hồi là điều gần như không thể.
Ngoài việc không kiểm soát tốt đường máu, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc biến chứng thần kinh ở các bệnh nhân ĐTĐ bao gồm: Thời gian bị ĐTĐ lâu; Tuổi cao cộng thêm các bệnh tim mạch, có tăng huyết áp, béo phì, có rối loạn mỡ máu; Hút thuốc lá, dinh dưỡng kém, có biến chứng thận,…Ngoài ra, ở nam giới bị đái tháo đường type 2 cũng dễ bị biến chứng thần kinh hơn nữ giới và bệnh nhân ĐTĐ type 1.
Biểu hiện của biến chứng thần kinh đái tháo đường
Hầu hết những tổn thương trên dây thần kinh có tính chất thoái hóa vĩnh viễn, khó có khả năng phục hồi
Triệu chứng của bệnh thần kinh đái tháo đường rất đa dạng, thay đổi tùy theo cơ quan bị tổn thương. Thường triệu chứng cũng rất mờ nhạt, do đó, bệnh nhân có thể không quan tâm cho đến khi bác sỹ khám thấy hay tổn thương nặng đã xuất hiện. Các biểu hiện của bệnh thần kinh do đái tháo đường được chia ra theo nhóm thần kinh bị ảnh hưởng như sau:
- Biến chứng thần kinh ngoại biên: Ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở ngoại biên cơ thể, như thần kinh ở tay, chân, dây thần kinh sọ não. Đây là biểu hiện thường gặp nhất và bàn chân hai bên là nơi có triệu chứng đầu tiên. Sau đó, triệu chứng sẽ lan dần lên cẳng chân hay xuất hiện thêm ở bàn tay. Triệu chứng thường đối xứng cả hai bên chi bao gồm: tê, cảm giác đau buốt ở bàn chân, loét chân, nhiễm trùng, biến dạng bàn chân…
- Biến chứng thần kinh tự chủ: Hệ thần kinh tự chủ kiểm soát hoạt động của các cơ quan như: tim, bàng quang, phổi, dạ dày, tiêu hóa, cơ quan sinh dục, mắt. Cụ thể:
+ Ở bàng quang: Nhiễm trùng hệ tiết niệu tái phát thường xuyên, đi tiểu không kiểm soát.
+ Ở đường tiêu hóa: Đầy hơi, ợ chua, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, khó tiêu, mất cảm giác ngon miệng.
+ Ở hệ niệu, sinh dục: Rối loạn cương dương ở nam giới, khô âm đạo và khó khăn trong sinh hoạt tình dục ở nữ.
+ Ở hệ tim mạch: Tim đập nhanh, cơ thể mất khả năng điều chỉnh huyết áp và nhịp tim, dễ dẫn đến tụt huyết áp khi thay đổi tư thế đột ngột khiến người bệnh hay chóng mặt, choáng vàng,..
+ Ở da: Tăng hoặc giảm tiết mồ hôi, rối loạn điều chỉnh thân nhiệt, nóng lạnh thất thường.
- Biến chứng thần kinh gốc: Biến chứng này thường gây đau nhiều ở hông, đùi, mông, sau đó dẫn đến yếu cơ, teo cơ làm bệnh nhân gặp khó khăn trong vận động.
- Biến chứng thần kinh khu trú: Biến chứng này thường xuất hiện đột ngột, liên quan tới một sợi thần kinh cụ thể. Thường gặp trên bệnh nhân lớn tuổi. Biến chứng này có thể gây đau đớn và có thể biến mất sau vài tuần hay vài tháng. Với các triệu chứng như: Mắt kém tập trung, đau nhức hốc mắt; Liệt một bên mắt; Đau ở cẳng chân hay bàn chân.
Điều trị và phòng ngừa biến chứng thần kinh đái tháo đường
Kiểm soát đường huyết tốt để ngăn ngừa các biến chứng của đái tháo đường
Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn bệnh thần kinh đái tháo đường cũng như các biến chứng thần kinh của nó. Theo đó, việc điều trị chủ yếu là kiểm soát tốt đường huyết giúp làm chậm diễn tiến bệnh. Nếu biểu hiện quá khó chịu và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, người bệnh có chỉ định dùng thuốc giảm đau thần kinh cũng như điều trị theo triệu chứng, phục hồi chức năng.
Ngoài ra cần loại bỏ các yếu tố làm nặng thêm biến chứng thần kinh bằng cách duy trì chế độ tập luyện đều đặn và cân nặng phù hợp, điều trị tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu và bỏ rượu bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích khác....
Hiện nay, ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ điều trị, người bệnh ĐTĐ cũng nên dùng các loại thảo dược có tác dụng hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết, ổn định đường huyết ở mức an toàn, ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường. Những loại thảo dược mà người bệnh nên sử dụng là: Khổ qua (mướp đắng), dây thìa canh, thương truật, hoài sơn, sinh địa, linh chi… Sử dụng các loại thảo dược này sẽ giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và bảo vệ tính mạng cho người bệnh ĐTĐ.
Nguyên Hương H+
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe TĐCARE có thành phần 100% thảo dược tự nhiên kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết, giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường.
sản phẩm dùng cho người đái tháo đường, tiền đái tháo đường và người có nguy cơ cao mắc đái tháo đường.
Thông tin chi tiết vui lòng truy cập website tdcare.vn hoặc gọi 19006436 để được tư vấn trực tiếp.
XNQC: 00811/2018/ATTP-XNQC
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn – Đường YP6, KCN Yên Phong, Đông Phong, Yên Phong, Bắc Ninh.
Bình luận của bạn